Thuật ngữ trong quy hoạch-kiến trúc-cấp phép xây dựng: định nghĩa, tên gọi một số từ ngữ dùng trong các văn bản, quy định, thông tư, nghị quyết do nhà nhà nước ban hành...

403/38/4 Đường TCH10, KP8, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM

dnc.xaydung@gmail.com

Liên kết: socical socical

Thuật ngữ trong quy hoạch-kiến trúc-cấp phép xây dựng

Thuật ngữ trong quy hoạch-kiến trúc-cấp phép xây dựng: định nghĩa, tên gọi một số từ ngữ dùng trong các văn bản, quy định, thông tư, nghị quyết do nhà nhà nước ban hành...
Lượt xem: 1072

Kính chào Quý khách hàng,

 

Hiện nay, một số chủ đầu tư thuê đơn vị thiết kế khác với đơn vị hỗ trợ xin phép xây dựng hoặc bản vẽ xin phép xây dựng khác với bản vẽ xin phép. Điều này dẫn đến việc, một số hồ sơ thiết kế xây dựng (kiến trúc, kết cấu, điện- nước, phối cảnh...) lại không phù hợp với quy định. Đây là việc gây mất nhiều thời gian cho các bên, đôi khi phải tốn chi phí để làm lại.

 

Vì lẽ đó chúng tôi xin gởi đến khách hàng những nội dung cơ bản thường gặp đối với hồ sơ thiết kế trong quá trình xây dựng. Từ đây, bạn có thể lên phương án thiết kế hợp lý nhưng tuân thủ theo quy định của nhà nước về cấp phép xây dựng.

 

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi trình bày về các thuật ngữ hay dùng trong quy hoạch-kiến trúc-cấp phép xây dựng để quý khách có thể hiểu rõ hơn khi đọc các văn bản, quy định, thông tư, nghị quyết do nhà nhà nước ban hành...

 

thủ tục cấp phép xây dựng

 

 

 (Thông tin về các quyết định, thông tư ... luôn được chúng tôi cập nhật thường xuyên ...)

 

Thuật ngữ trong quy hoạch-kiến trúc-cấp phép xây dựng

 

Thuật ngữ trong quy hoạch-kiến trúc-cấp phép xây dựng: định nghĩa, tên gọi một số từ ngữ dùng trong các văn bản, quy định, thông tư, nghị quyết do nhà nhà nước ban hành, như sau :

 

Giải thích từ ngữ

Trong các qui chuẩn, tiêu chuẩn hay các quyết định-nghị quyết-thông tư-văn bản,  các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

 

1.1.1  Công trình xây dựng

Sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước, phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.

 

1.1.2  Loại công trình xây dựng

Khái niệm chỉ rõ công năng sử dụng của công trình (nhà ở, trường học, bệnh viện, nhà máy sản xuất xi măng, cấp nước …). Một dự án đầu tư có thể có nhiều loại công trình.

 

1.1.3  Cấp công trình

Khái niệm thể hiện qui mô của công trình (chiều cao, diện tích, công suất …) hoặc tầm quan trọng của công trình (cấp quốc tế, quốc gia, tỉnh, ngành, huyện, xã hoặc hậu quả về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái khi công trình bị sự cố).

Một loại công trình có thể có nhiều cấp khác nhau. Cấp công trình được xác định cho từng công trình đơn lẻ của dự án đầu tư (một ngôi nhà chung cư, một nhà học thuộc trường học, một nhà phẫu thuật thuộc bệnh viện, công trình tháp trao đổi nhiệt của một nhà máy sản xuất xi măng …).

 

1.1.4  Nhà ở riêng lẻ

Công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân.

 

1.1.5  Biệt thự

Nhà ở riêng lẻ có sân vườn (cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa, …), có tường rào và lối ra vào riêng biệt.

 

1.1.6  Nhà ở chung cư

Nhà ở hai tầng trở lên có lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều căn hộ gia đình, cá nhân.

 

1.1.7  Nhà đa năng (tổ hợp đa năng)

Công trình được bố trí trong cùng một ngôi nhà các nhóm phòng hoặc tầng nhà có công năng sử dụng khác nhau (văn phòng, các gian phòng khán giả, dịch vụ ăn uống, thương mại, các phòng ở và các phòng có chức năng khác).

 

1.1.8  Chiều cao công trình

Chiều cao công trình tính từ cốt mặt đất đặt công trình theo qui hoạch được duyệt tới điểm cao nhất của công trình, kể cả mái tum hoặc mái dốc.

GHI CHÚ: Các thiết bị kỹ thuật trên mái: cột ăng ten, cột thu sét, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, bể nước kim loại … không tính vào chiều cao công trình.

 

1.1.9  Số tầng nhà

Số tầng của ngôi nhà bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng áp mái, mái tum) và tầng nửa hầm.

GHI CHÚ: Các tầng hầm không tính vào số tầng nhà.

 

1.1.10  Tầng trên mặt đất

Tầng mà cốt sàn của nó cao hơn hoặc bằng cốt mặt đất đặt công trình theo qui hoạch được duyệt.

 

1.1.11  Tầng hầm

Tầng mà quá một nửa chiều cao của nó nằm dưới cốt mặt đất đặt công trình theo qui hoạch được duyệt.

 

1.1.12  Tầng nửa hầm

Tầng mà một nửa chiều cao của nó nằm trên hoặc ngang cốt mặt đất đặt công trình theo qui hoạch được duyệt.

 

1.1.13  Tầng kỹ thuật

Tầng bố trí các thiết bị kỹ thuật của tòa nhà. Tầng kỹ thuật có thể là tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng áp mái hoặc tầng thuộc phần giữa của ngôi nhà.

 

1.1.14  Tầng áp mái

Tầng nằm bên trong không gian của mái dốc mà toàn bộ hoặc một phần mặt đứng của nó được tạo bởi bề mặt mái nghiêng hoặc mái gấp, trong đó tường đứng (nếu có) không cao quá mặt sàn 1,5 m.

 

1.1.15  Diện tích sàn của một tầng

Diện tích sàn trong phạm vi mép ngoài của các tường bao thuộc tầng. Phần diện tích hành lang, ban công, lô gia … cũng được tính trong diện tích sàn.

 

1.1.16  Diện tích tầng áp mái

Diện tích đo tại cốt sàn trong phạm vi mép ngoài của các tường bao thuộc tầng áp mái.

 

1.1.17  Tổng diện tích sàn của ngôi nhà (công trình)

Tổng diện tích sàn của tất cả các tầng, bao gồm cả các tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật, tầng áp mái và tầng mái tum.

 

1.1.18  Hạ tầng kỹ thuật đô thị

Hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chiếu sáng, công viên cây xanh, nghĩa trang, rác thải trong đô thị.

 

2.1.1  Quy hoạch xây dựng

là việc tổ chức hoặc định hướng tổ chức không gian vùng, không gian đô thị và điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ đó, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

 

2.1.2  Đô thị

là điểm dân cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp và có quy mô dân số thành thị tối thiểu là 4.000 người (đối với miền núi tối thiểu là 2.800 người) với tỷ lệ lao động phi nông nghiệp  tối thiểu là 65%.  Đô thị gồm các loại: thành phố, thị xã và thị trấn. Đô thị bao gồm các khu chức năng đô thị.

 

2.1.3  Khu đô thị

là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô thị, được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các đường chính đô thị.  Khu đô thị bao gồm: các đơn vị ở; các công trình dịch vụ cho bản thân khu đô thị đó; có thể có các công trình dịch vụ chung của toàn đô thị hoặc cấp vùng.

 

2.1.4  Đơn vị ở

là khu chức năng bao gồm các nhóm nhà ở; các công trình dịch vụ cấp đơn vị ở như trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở; trạm y tế, chợ, trung tâm thể dục thể thao (TDTT), điểm sinh hoạt văn hóa và các trung tâm dịch vụ cấp đơn vị ở khác phục vụ cho nhu cầu thường xuyên của cộng đồng dân cư trong đơn vị ở...; vườn hoa, sân chơi trong đơn vị ở; đất đường giao thông nội bộ (bao gồm đường từ cấp phân khu vực đến đường nhóm nhà ở) và bãi đỗ xe phục vụ trong đơn vị ở... Các công trình dịch vụ cấp đơn vị ở (cấp I) và vườn hoa sân chơi trong đơn vị ở có bán kính phục vụ ≤500m. Quy mô dân số tối đa của đơn vị ở là 20.000 người, quy mô dân số tối thiểu của đơn vị ở là 4.000 người (đối với các đô thị miền núi là 2.800 người). Đường giao thông chính đô thị không được chia cắt đơn vị ở. Tùy theo quy mô và nhu cầu quản lý để bố trí trung tâm hành chính cấp phường. Đất  trung tâm hành chính cấp phường được tính vào đất đơn vị ở. Tùy theo giải pháp quy hoạch, trong các đơn vị ở có thể bố trí đan xen một số công trình ngoài các khu chức năng thành phần của đơn vị ở nêu trên, nhưng đất xây dựng các công trình này không thuộc đất đơn vị ở.

 

2.1.5  Nhóm nhà ở

được giới hạn bởi các đường cấp phân khu vực trở lên.

-    Nhóm nhà ở chung cư bao gồm: diện tích chiếm đất của bản thân các khối nhà chung cư, diện tích sân đường và sân chơi nội bộ nhóm nhà ở, bãi đỗ xe nội bộ và sân vườn trong nhóm nhà ở.

-    Nhóm nhà ở liên kế, nhà ở riêng lẻ bao gồm: diện tích các lô đất xây dựng nhà ở của các hộ gia đình (đất ở), diện tích đường nhóm nhà ở (đường giao thông chung dẫn đến các lô đất của các hộ gia đình), diện tích vườn hoa,  sân chơi nội bộ nhóm nhà ở.

-    Trong các sân chơi nội bộ được phép bố trí các công trình sinh hoạt văn hóa cộng đồng với quy mô phù hợp với nhu cầu của cộng đồng trong phạm vi phục vụ.

 

2.1.6  Đất ở

là diện tích chiếm đất của các công trình nhà ở chung cư (trong lô đất dành cho xây dựng nhà chung cư) hoặc là diện tích trong khuôn viên các lô đất ở dạng liên kế và nhà ở riêng lẻ (bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình nhà ở liên kế và nhà ở riêng lẻ và sân vườn, đường dẫn riêng vào nhà ở liên kế hoặc nhà ở riêng lẻ đó, không bao gồm đường giao thông chung).

 

2.1.7  Đất xây dựng đô thị

là đất xây dựng các khu chức năng đô thị (bao gồm cả các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị). Đất dự phòng phát triển, đất nông lâm nghiệp trong đô thị và các loại đất không phục vụ cho hoạt động của các chức năng đô thị không phải là đất xây dựng đô thị. 

 

2.1.8  Đất đô thị

-   Đất đô thị là đất nội thành phố, đất nội thị xã và đất thị trấn.

-   Đất ngoại thành, ngoại thị đã có quy hoạch và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để phát triển đô thị được quản lý như đất đô thị.

 

2.1.9  Khu ở

là một khu vực xây dựng đô thị có chức năng chính là phục vụ nhu cầu ở và sinh hoạt hàng ngày của người dân đô thị, không phân biệt quy mô.

 

2.1.10  Cấu trúc chiến lược phát triển đô thị

là cấu trúc tổ chức không gian đô thị nhằm thực hiện chiến lược phát triển đô thị. Cấu trúc không gian là dạng vật thể hóa của các mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành trong đô thị.

 

2.1.11  Hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm

-   Hệ thống giao thông;

-   Hệ thống cung cấp năng lượng;

-   Hệ thống chiếu sáng công cộng;

-   Hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước;

-   Hệ thống quản lý các chất thải, vệ sinh môi trường;

-   Hệ thống nghĩa trang;

-   Các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

 

2.1.12  Hạ tầng xã hội đô thị gồm

-   Các công trình nhà ở;

-   Các công trình công cộng, dịch vụ: y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao, thương mại và các công trình dịch vụ đô thị khác;

-   Các công trình quảng trường, công viên, cây xanh, mặt nước;

-   Các công trình cơ quan hành chính đô thị;

-   Các công trình hạ tầng xã hội khác.

 

2.1.13  Công trình (hoặc đất sử dụng hỗn hợp)

là công trình (hoặc quỹ đất) sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau (ví dụ: ở kết hợp kinh doanh dịch vụ, và/hoặc kết hợp sản xuất…).

 

2.1.14  Mật độ xây dựng

a)   Mật độ xây dựng thuần (net-tô) là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc xây dựng trên tổng diện tích lô đất (không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình như: các tiểu cảnh trang trí, bể bơi, sân thể thao ngòai trời (trừ sân ten-nit và sân thể thao được xây dựng cố định và chiếm khối tích không gian trên mặt đất), bể cảnh…).

b)   Mật độ xây dựng gộp (brut-tô) của một khu vực đô thị là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc trên tổng diện tích toàn khu đất (diện tích toàn khu đất bao gồm cả sân đường, các khu cây xanh, không gian mở và các khu vực không xây dựng công trình trong khu đất đó).

 

2.1.15  Chỉ giới đường đỏ

là đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng.

 

2.1.16  Chỉ giới xây dựng

là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên lô đất.

 

2.1.17  Chỉ giới xây dựng ngầm

là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình ngầm dưới đất (không bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm).

 

2.1.18  Khoảng lùi

là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.

 

2.1.19  Cốt xây dựng khống chế

là cao độ xây dựng tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ được lựa chọn phù hợp với quy chuẩn về quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật.

 

2.1.20  Khoảng cách an toàn về môi trường (ATVMT)

là khoảng cách an toàn để bảo vệ nguồn nước, từ nguồn phát thải (trạm bơm, nhà máy xử lý nước thải, hồ sinh học, khu liên hợp xử lý chất thải rắn, bãi chôn lấp chất thải rắn, nghĩa trang, lò hỏa táng, công trình sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp...) đến các công trình hạ tầng xã hội.

 

2.1.21  Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện

là khoảng không gian lưu không về chiều rộng, chiều dài và chiều cao chạy dọc theo công trình đường dây tải điện hoặc bao quanh trạm điện.


 

Tìm hiểu các văn bản khác bằng cách xem tại đây

 

thủ tục cấp phép xây dựng

 

Lời kết...

 

Những ý kiến trên chưa hoàn toàn đủ để bạn xây dựng căn nhà nhưng chúng tôi hy vọng qua bài viết này giúp bạn có được những kiến thức cần thiết cho việc chuẩn bị trước khi tiến hành xây dựng công trình. 

 

Nếu bạn đã vẫn chưa cảm thấy an tâm, vậy thì bạn hãy trao trách nhiệm này cho công ty xây dựng chuyên nghiệp để thực hiện điều đó !

 

Giám Đốc Công ty TNHH Thiết Kế & Xây Dựng DNC

KS. Võ Phan Anh

 

================================

 

Với đội ngũ kỹ thuật gồm nhiều Kiến Trúc Sư và Kỹ Sư nhiều kinh nghiệm đã tham gia thực hiện nhiều dự án dân dụng và công nghiệp khác nhau, Công ty TNHH Thiết Kế & Xây Dựng DNC sẵn sàng cung cấp cho bạn một dịch vụ xây dựng tốt nhất và bạn chắc chắn sẽ cảm thấy hài lòng !

 

Hẹn gặp lại các bạn! Chúc các bạn thành công trong việc xây dựng căn nhà mơ ước của riêng mình !

 


 

>> Quay trở lại trang chủ !

 

Zalo
Hotline tư vấn: 0908652829